Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng như: Ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân , đau bụng , ói mửa, tiêu chảy hay khó thở …Có thể là bạn đang bị dị ứng. Dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân như: ăn phải các thực phẩm dễ gây dị ứng ( tôm, cua ,cá …) do thay đổi thời tiết, sử dụng hóa chất, mỹ phẫm hoặc bị dị ứng thuốc…Vậy nên làm gì khi bị dị ứng? chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Các dạng dị ứng thường gập
Có 4 dạng dị ứng thường gặp sau:
1.1 Dị ứng thời tiết
Theo y học, tình dạng viêm da do dị ứng thời tiết còn gọi là viêm da cơ địa hay chàm cơ địa hoặc chàm thể tạng. Đây là bệnh da mạn tính, do đó không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.
1.2 Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm có thể gặp ở bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Khi ăn phải nhóm thực phẩm dễ dị ứng, người bệnh sẽ bị nổi mẩn đỏ ngoài da, nổi mề đay, ngứa, sưng đỏ, mạch máu sưng phồng. Ở hệ thống tiêu hóa thì môi, miệng, và cuống họng sưng phồng, đầy bụng , nôn mửa, bụng đau cuộn, tiêu chảy. Ở hệ thống hô hấp thì khó thở, suyễn, khò khè, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Ở mỗi người có một biểu hiện khác nhau, có người không xuất hiện đầy đủ các triệu chứng, dị ứng có thể xảy ra ngay khi ăn thực phẩm dị ứng hoặc sau vài giờ, có khi vài ngày sau đó.
1.3 Dị ứng do mỹ phẩm
Hàng này chúng ta tiếp xúc với rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau như: sữa rửa mặt, dung dịch tẩy trang, nước hoa hồng, kem chống nắng, chống nhăn, kem dưỡng ngày, dưỡng đêm, son môi, phấn má… nó đều có thể là những nhân tố mang đến những kích ứng, dị ứng cho làn da của bạn.
Khi tiếp xúc với mỹ phẩm nếu bị dị ứng da của bạn có thể xuất hiện những dấu hiệu như mẩn đỏ ,ngứa ,nổi mề đay hoặc có thể thấy mảng hồng ban trên da, kèm theo mụn nhọt, mụn trứng cá và bỏng nước rất khó chịu .
1.4 Dị ứng do dùng thuốc
Trường hợp nhẹ khi dùng thuốc mà bị dị ứng có những biểu hiện sau: Mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay, mắt ngứa, đỏ, tụt huyết áp, khó thở do khí phế quản bị co thắt., kích thích cơ trơn đường tiêu hóa gây co thắt, nôn mửa.. Tùy theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thuốc nào kể cả những thuốc được xem là “hiền” như vitamin B1. Trường hợp dị ứng thuốc nặng, người dùng thuốc bị sốc thuốc gọi là choáng phản vệ có thể dẫn đến tử vong.
2. Nên làm gì khi bị dị ứng?
Khi bị dị ứng bạn nên làm gì? các cách sau đây sẽ giúp bạn làm giảm tình trạng khó chịu mà bệnh gây ra và bạn cần có biện pháp phòng tránh tái phát.
- Nên rửa mắt bằng nguồn nước sạch nếu bạn có cảm giác ngứa và tấy trong mắt.
- Nên đeo kính và đeo khẩu trang nếu bạn đi ra ngoài vào những ngày nhiều gió khi mà có nhiều phấn hoa và bụi bẩn trong không khí.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với bụi bẩn và phấn hoa.
- Thận trọng khi dùng mỹ phẩm.
- Tránh dùng những thức ăn dễ gây dị ứng như thực phẩm chế biến từ hải sản, các chất được lên men…
- Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da và đặc biệt là tránh tiếp xúc với các chất đã gây cho da bị kích ứng trước đó.
- Luôn giữ ấm cơ thể, nên tránh sử dụng áo quần may bằng nhữngloại vải dễ gây kích ứng da như len, bố… Không nên mặc các loại quần áo quáchật nhằm tránh tình trạng cọ xát dễ gây kích thích tại chỗ.
- Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp vì dễ gâycho da bị khô, dễ bị kích thích, dễ bị tái phát những bệnh lý da dị ứng theo mùa.
- Nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử dị ứng loại thuốc đã gặp phải
- Những thảo dược rau má, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, cao kế sữa… hỗ trợ điều trị và phòng ngựa dị ứng mề đay do nhiều nguyên nhân. Trên thị trường hiện đang có bày bán sản phẩm Themaz active với các thành phần thảo dược như trên và được bổ sung thêm Cao nhân sâm vị dược liệu quý ,sản phẩm sẽ giúp bạn:
- Thanh nhiệt giải độc, giúp cơ thể tỉnh táo.
- Giải độc gan, mát huyết, giảm dị ứng, tăng cường chức năng gan trong các trường hợp: Viêm gan A, B, C, xơ gan.
- Giảm mẩn ngứa, dị ứng, nóng trong người, các trường hợp nóng, khát, cơ thể, thần kinh mệt mỏi.
Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn như dị ứng toàn thân, khó thở… phải đến ngay cơ sở y tế khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn điều trị và phòng bệnh.
Với bài viết: Làm gì khi bị dị ứng trên hi vọng giúp các bạn hiểu hơn về những dạng dị ứng thường gặp từ đó có cách phòng và điều trị nhanh phục hồi, an toàn nhé!
Ds. Nguyễn Thị Phượng sưu tầm
Themaz Active - Bột sủi khỏe cho ngày dài năng động