Thẻ trạng của trẻ nhỏ rất yếu ớt, sức đề kháng cũng chưa hoàn thiện, khả năng tự chống chọi với bệnh tật là rất thấp. Hãy cùng suithemaz.com tìm hiểu vè các bệnh viêm nhiễm thường gặp ở trẻ để có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời cho trẻ nhé!
1. Viêm giác mạc:
Virus gây viêm giác mạc xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân. Khi bị viêm giác mạc, trẻ sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt hay bị đau và mẩn đỏ. Trong mắt trẻ sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti mọc theo từng cụm.
Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm nên trong mùa xuân, các mẹ hãy chú ý cho trẻ đeo kính chắn bụi và tránh tới những nơi đông người.
2. Viêm phế quản:
Căn bệnh này thường hay xuất hiện khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa hoặc do bị viêm họng, viêm mũi mà không được chữa trị kịp thời.
Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ nhưng có thể giảm tính hiếu động ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, nằm li bì.
3. Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp:
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất.
Các bệnh đường hô hấp hay gập nhất ở trẻ vào mùa Đông Xuân là viêm mũi xuất tiết, viêm họng cấp, viêm VA (Vegetation Adenoide), viêm amidan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang,…
Các triệu chứng thông thường là sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, nhiều đờm,…
Nếu các triệu chứng đó không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ mắc hen suyễn, gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ như gây thở khó, hạn chế việc ăn uống hay bú mẹ, đôi khi có thể làm nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm đến tính mạng.
4. Viêm họng cấp tính:
Bệnh thường xảy ra vào mua đông. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.
Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn, có nhiều trường hợp do virus. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phỏi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim.
5. Viêm mũi dị ứng:
Mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi ở trẻ.
Đặt biệt với trẻ có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa. Khi trẻ hít phải phấn hoa, trước tiên cần sử dụng các loại nhỏ mủi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa.
Nguồn: Sưu tầm