Bệnh Tay Chân Miệng có thể gây gặp biến chứng như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dễ dẫn tới tử vong nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị sớm. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cấc bậc cha mẹ nhận biết sớm dấu hiệu bệnh Tay Chân Miệng để điều trị kịp thời nhé: Thời điểm giao mùa , nhất là thời điểm bắt đầu chuyển sang mùa hè các dịch bệnh lúc này bùng phát mạnh như sốt xuất huyết, sốt phát ban và bệnh tay chân miệng .
1. Dấu hiệu nhận biết Tay Chân Miệng
Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Các biểu hiện của bệnh: ngay sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 3-7 ngày (giai đoạn này gọi là giai đoạn ủ bệnh) trẻ bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên. Trong 1-2 ngày đầu (giai đoạn khởi phát) trẻ thường sốt nhẹ, mệt mỏi, có thể đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 (giai đoạn toàn phát) trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt; Phát ban dạng phỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, nốt phỏng tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Trẻ có thể có sốt nhẹ, nôn (nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng). Nếu không có biến chứng trong 3-5 ngày sau trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn (giai đoạn lui bệnh). Bên cạnh trẻ có các biểu hiện điển hình như mô tả ở trên hoặc thể không điển hình với dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
2. Cách phòng bệnh Tay Chân Miệng
Tay - chân - miệng là bệnh chưa có vaccin dự phòng. Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay thường xuyên là biện pháp đơn giản, nhưng hiệu quả để phòng ngừa bệnh tay - chân - miệng
Không cho bé đến trường khi bé đang bị bệnh tránh lây nhiễm cho trẻ khác vì bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành
Cha mẹ nên đưa bé tới trực tiếp các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp, giúp loại bỏ dần các dấu hiệu bệnh chân tay miệng.
Cho trẻ ăn những thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt, tránh những thực phẩm cay, nóng khiến những vết loét miệng của bé trầm trọng hơn.
Ds. Nguyễn Thị Phượng sưu tầm