Bia, rượu sau khi hấp thu vào cơ thể qua đường uống sẽ được chuyển hóa tại gan. Nhưng gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng bia, rượu vừa phải trong một thời gian ngắn. Do đó, việc uống nhiều và liên tục khiến gan không kịp chuyển hóa hết sẽ biến chất ethanol có trong bia, rượu thành một chất rất độc cho gan là Acetaldehyde. Vậy làm thế nào để hạn chế điều đó? Cùng tham khảo bí quyết sau nhé!
Mẹo giúp giảm độc tố của bia rượu:
Trước khi uống bia, rượu bạn hãy ăn nhẹ hoặc uống một cốc nước để tránh việc cơ thể đột ngột tiếp nhận một lượng nước lạ, dễ gây choáng váng, đồng thời giảm sự hình thành acetaldehyde khi rượu được chuyển hóa trong gan.
Bia, rượu làm rối loạn hoạt động trao đổi chất, nên trong quá trình uống, cũng nên chọn đồ nhắm để bổ sung lượng vitamin cho cơ thể. Đồ nhắm nên là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, B1, B6… như trứng vịt, đậu, cá rô, khoai tây, mướp đắng, các loại rau xanh, cà chua, củ cải... Khi uống bia, rượu không ăn những thực phẩm chứa phèn chua (như bột đậu xanh), vì phèn chua làm giảm lưu thông máu, kéo dài thời gian lưu trữ cồn trong máu, dễ gây ngộ độc.
Sau khi dùng bia, rượu, bạn hãy uống một ly nước chanh nóng không đường và thêm vào đó vài lát gừng hoặc nước chanh pha chút muối; dùng nước bột sắn dây pha với một ít muối; hoặc húp một tô cháo loãng; uống nước ép rau cần… sẽ giúp giải bớt phần nào lượng cồn trong cơ thể và chống cảm lạnh.
Ngoài ra, để chăm sóc sức khỏe, bảo vệ gan, bạn cũng nên đặt ra mục tiêu vận động cơ thể ít nhất 30 phút/ngày. Trong các buổi ăn hàng ngày bạ cần đảm bảo đủ chất, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, hạn chế các chất béo, mặn, ngọt, sử dụng thực phẩm chức năng giải độc gan và nên thăm khám bệnh định kỳ (6 tháng/lần) để được theo dõi, tầm soát, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Nguồn: Sưu tầm
Bột sủi Themaz - Thổi bay cơn khát, khô phục sinh lực sau cuộc nhậu