nguyen nhân của rôm sẩy và nên hay không tắm các loại lá ?

Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sở ở trẻ chủ yếu sảy ra mùa khô hanh nóng làm cho làn da trẻ em mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều nên rất dễ bị rôm sảy và các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.Việc tắc nghẽn có thể do các ống tuyến ở trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên cho bé ăn mặc mát mẻ, tích cực tắm thường xuyên và lau mồ hôi cho bé, cho bé ăn những loại rau quả có tính mát. Các bà mẹ hãy cùng di tìm hiểu cách điều tri cho bé khi bi bênh rôm xảy nhé!

Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

ây ra bệnh rôm sảy và cách điều trị cho trẻ

  • Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là xuất hiện các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ, thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.
  • Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
  • Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy và cách điều trị cho trẻ phần 2

Có nên tắm cho trẻ bị rôm sảy bằng các loại lá?

  • Rất nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có hiện tượng bị rôm sảy thường vò các loại lá như sài đất, chè tươi… để tắm. Theo các bác sĩ nhi khoa, nên hết sức thận trọng khi sử dụng các loại lá này như cần phải rửa sạch, kỹ, ngâm qua nước muối trước khi đun nước tắm vì các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể có thuốc bảo vệ thực vật, rất khó rửa sạch nên chưa biết là tốt hay hại.
  • Ngay cả lá bàng, chè xanh mà nhiều phụ huynh hay tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Vì trong hai loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da em bé bị tổn thương. Ngoài ra, có những loại như trúc đào, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì chúng chứa chất độc có thể dẫn đến viêm da, nhiễm trùng nặng.
  • Quan niệm khi trẻ bị rôm sảy phải tắm lá mới khỏi là không đúng. Đây là hiện tượng do khí huyết nóng phát ra nên việc tắm lá sẽ không có tác dụng. Cách chữa trị là nên giải nhiệt cho trẻ bằng cách cho ăn đồ mát. Việc tắm lá cho trẻ nhỏ (trẻ sơ sinh) chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy và cách điều trị cho trẻ phần 3

Có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy?

  • Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh cũng có thói quen dùng phấn rôm xoa ngoài da các bé để không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ. Khi hít phải bụi phấn rôm, trẻ sẽ bị ho, khó thở, nôn và có thể tím tái, phù phổi.
  • Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ; tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm và sau khi sử dụng xong cần đậy nắp, cất nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ.Có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy?
  • Khi bị rôm sảy, nhiều bậc phụ huynh cũng có thói quen dùng phấn rôm xoa ngoài da các bé để không bị ẩm ướt do nhiều mồ hôi. Có nhiều công thức hóa học pha chế phấn rôm tùy nơi sản xuất nhưng thành phần chính vẫn là bột talc, muối calci, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể gây những tác hại khó ngờ. Khi hít phải bụi phấn rôm, trẻ sẽ bị ho, khó thở, nôn và có thể tím tái, phù phổi.
  • Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Trước khi dùng, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ; tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa phấn lên vùng da bị hăm hay đang bị viêm nhiễm và sau khi sử dụng xong cần đậy nắp, cất nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Các món ăn trị nhiệt miệng

Các món ăn trị nhiệt miệng

5 years ago

1. Ổi Ổi được xem là một mẫu quả giàu khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Một quả ổi trung bình với thể cung ứng đến 125,57mg vitamin C, tương đương sở hữu 200% lượng...

Tác hại rượu bia và những điều cần tránh.

Tác hại rượu bia và những điều cần tránh.

5 years ago

Nếu để giải khát, cũng chỉ nên uống từ 1 đến 2 cốc bia.Bia là loại đồ uống có cồn dùng để giải nhiệt không thể thiếu vào mùa hè, nếu uống vừa phải...

Bệnh xơ gan có nguy hiểm không?

Bệnh xơ gan có nguy hiểm không?

5 years ago

Bệnh xơ gan có nguy hiểm không? Theo thống kê của WHO, tỷ lệ mắc bệnh xơ gan ở Việt Nam đang ở mức khá cao, chiếm 5% dân số, các ca tử vong do xơ gan chiếm đến 3% trong...

6 dấu hiệu gan bị quá tải độc tố cần giải độc ngay

6 dấu hiệu gan bị quá tải độc tố cần giải độc ngay

5 years ago

Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng...

Viêm mũi dị ứng: điều trị như thế nào và cách phòng ngừa ?

Viêm mũi dị ứng: điều trị như thế nào và cách phòng ngừa ?

5 years ago

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh hay gặp ở người cao tuổi, bệnh gây nên nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh có...

TOP