Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua tình trạng bị nhiệt miệng ,lở miệng. Cái cảm giác đau đớn, rát buốt mỗi khi ăn , uống nước, há miệng, nói chuyện thôi cũng thấy đau, khó chịu, bất tiện làm sao. Cũng không ít người bị lở miệng kéo dài hơn 1 tuần , 2 tuần và khi hết hẳn thì sau đó lại bị tái lại dấu hiệu trên một vài lần nữa. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân , biểu hiện và cách điều trị bệnh Lở miệng , nhiệt miệng
1. Nguyên nhân
Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như:
- Răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, do nhiễm khuẩn…
- Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan
- Do áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm
- Do yếu tố nội tiết, thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị nhiệt miệng trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt hoặc trong khi mang thai.
2. Biểu hiện của bệnh
Nhiệt miệng có nhiều thể khác nhau, nhưng triệu chứng bắt đầu thường từ sự xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 - 2mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước. Khi vỡ, chúng để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 đến 10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
3. Cách chữa trị
Nên uống nhiều nước để giúp thanh nhiệt
- Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.
- Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…
- Không sử dụng nước đá lạnh. Sau k hi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
- Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, ăn nhạt, tránh các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng….Ăn các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan…tránh ăn thịt chó, thịt gà,…các loại mắm.
- Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.
- Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.
- Bạn nên nấu nước rau má, rau ngô uống hằng ngày thay cho nước lọc , và phải uống đủ 1,5-2l/ngày
- Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.
- Nếu sau 10-15 ngày, bệnh nhiệt miệng không đỡ, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tìm ra căn nguyên của bệnh nhiệt miệng.
Ds. Nguyễn Thị Phượng sưu tầm
Bột sủi Themaz - Thổi bay cơn khát, giảm nóng trong người