Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng gan, đặc biệt những người đã có dấu hiệu gan bị tổn thương, yếu gan thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh gan. Sau đây là những thực phẩm không nên dùng cho người bị yếu gan:
1. Không được uống rượu
Thành phần chủ yếu của rượu là cồn, có hại trực tiếp tới gan. Ví dụ: sau khi uống nhiều rượu sẽ gây ra viêm gan cấp do rượu; người bị cứng gan sau khi uống rượu sẽ nhanh chóng làm suy thoái chức năng gan là chuyện thường gặp.
Cồn có thể thúc đẩy sự tạo thành và tích trữ mỡ, người uống rượu quá nhiều trong thời gian dài thường sinh ra gan nhiễm mỡ, rất dễ phát sinh ở người vốn bị viêm gan trước.
2. Không nên ăn nhiều thịt dê
Thịt dê có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất bổ cho cơ thể. Những người viêm gan về cơ bản thì không nên ăn nhiều. Đó là vì thịt dê thuộc tính nóng, ăn nhiều sẽ gây nóng, làm cho bệnh nặng thêm. Ngoài ra, prôtit và mỡ sau khi được hấp thụ một số lượng lớn, gan có bệnh sẽ không thể ôxy hóa một cách có hiệu quả được, chức năng phân giải, hấp thụ giảm đi làm tăng gánh nặng cho gan, dễ gây ra bệnh hơn. Do vậy, người viêm gan không ăn thịt dê là tốt nhất.
3. Không nên ăn nhiều tỏi
Qua nghiên cứu dược lý cho thấy, tỏi có chứa chất cay mang tính phát huy có tác dụng chống lại các loại khuẩn lị, thương hàn, lao, bạch hầu, đại tràng, khuẩn chùm nho, khuẩn song cầu gây viêm màng não… Ngoài ra còn có tác dụng ức chế đối với một số loại chân khuẩn…
Nhưng cho tới nay, chưa thấy ai nói tới phòng và chống được bệnh viêm gan cả. Ngược lại, một số thành phần của tỏi còn có tác dụng kích thích dạ dày và ruột, gây ức chế việc tiết dịch tiêu hóa, làm cho người bị viêm gan chán ăn, ghét dầu mỡ và nôn oẹ. Kết quả điều tra cho thấy, thành phần mang tính phát huy của tỏi có thể làm cho hồng cầu và bạch cầu trong máu giảm đi gây ra chững thiếu máu và giảm việc tiết dịch tiêu hóa. Tất cả những điều này đều không lợi cho việc điều trị bệnh viêm gan.
4. Không nên ăn nhiều đường và đồ hộp:
Gan là nơi trao đổi chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó việc trao đổi chất đường giữ vị trí quan trọng. Khi gan bị tổn thương, hoạt động của nhiều loại men thất thường làm quá trình trao đổi chất đường bị rối loạn, lượng chịu đường giảm thấp, nên ăn thêm đường nữa sẽ làm cho đường máu tăng lên.
Người bị viêm gan mà ăn nhiều đường sẽ gây ra bệnh tiểu đường. Chỉ khi người bệnh ăn đường quá ít hoặc hay bị nôn không ăn được mới cần tiêm dung dịch đường gluco qua tĩnh mạch. Nhưng khi đã ăn uống được rồi thì không cần tiêm nữa. Cần phải không chế lượng đường ăn đề tránh đường trong máu tăng cao, vượt quá khả năng của tuyến tụy, làm cho chức năng tuyến tụy bị suy giảm.
Ngoài ra, các loại đồ hộp không chỉ chứa lượng đường cao mà còn được dùng thêm một số chất chổng thối rữa có độc tính nhất định, rất có hại cho người bị bệnh gan, bởi gan có nhiệm vụ giải độc nên sẽ làm tăng gánh nặng cho gan.
Cho nên người viêm gan không nên ăn nhiều đường và đồ hộp.
DS. Nguyễn Thị Phượng sưu tầm